Khi có con nhỏ, chắc chắn các bố mẹ sẽ được người đi trước (có thể là ông bà của bé, hoặc những mẹ bỉm sữa có kinh nghiệm) nhắc nhở phải đắp ấm vùng bụng cho trẻ khi ngủ. Điều này để bảo vệ vùng rốn của con. Như thế đứa trẻ sẽ ít khi bị đau bụng, ốm yếu. Nhiều người thắc mắc không biết việc đó có đúng không? Có cơ sở khoa học nào chứng minh không?
Theo bác sĩ Chen Murong - bác sĩ nhi khoa nổi tiếng ở Đài Loan (Trung Quốc), việc làm này là hoàn toàn đúng và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Nhiệt độ cơ thể có thể sẽ giảm 0,5 độ C khi con người chìm vào giấc ngủ. Và nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục giảm xuống gần 1 độ C, khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm 30%. Điều đó có nghĩa, nếu cơ thể bị lạnh, khả năng chống bệnh giảm, các virus có hại có thể dễ tấn công cơ thể và phát triển thành bệnh. Điển hình nhất là bệnh cảm lạnh.
Bác sĩ Chen Murong cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ nên cho con mặc áo dài tay mỏng hoặc đắp 1 chiếc chăn mỏng để che rốn khi ngủ. "ít nhất phần bụng phải giữ ấm và không để nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Bé sẽ đỡ bị ốm, cảm lạnh hơn", bác sĩ khuyên.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, phần rốn là khu vực trung tâm, gần các cơ quan nội tạng nhất, được bao phủ với biều dây thần kinh và mạch máu, rất dễ bị tổn thương. Rốn là huyệt đạo mà con người có thể nhìn thấy và chạm vào, nó được gọi là huyệt Thần Khuyết.
Khi bảo vệ vùng rốn, con người sẽ đỡ bị các bệnh về tiêu hóa hoặc cảm lạnh. Đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ con. Phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt đặc biệt phải giữ ấm cơ thể. Mặc quần hở rốn hay để vùng bụng lạnh có thể hây co mạch vùng xương chậu dẫn đến máu kinh lưu thông kém, lâu dần gây ra bệnh đau bụng kinh, có thể dẫn tới bị rối loạn kinh nguyệt.
Những cách chăm sóc rốn cho con mà cha mẹ nên lưu ý
1. Vệ sinh vùng rốn
Vệ sinh vùng rốn của bé
Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.
Đối với trẻ đã lớn cũng cần vệ sinh vùng rốn cho con hàng ngày. Theo một nghiên cứu năm 2012 tại Hoa Kỳ phát hiện ra rằng có đến 67 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại ở trong chất bẩn của rốn. Hầu hết các dạng rốn đều có các nếp gấp da có thể tích tụ bụi bẩn và sinh sôi vi khuẩn. Vì thế, rốn cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi tuần 1 lần.
2. Xoa quanh rốn
Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy cầnđặt lòng bàn tay vào rốn, xoa 108 lần theo chiều ngược kim đồng hồ và sau đó 108 lần theo chiều kim đồng hồ. Cách này có thể giúp cơ thể làm dịu thần kinh, đi tiêu dễ dàng, tăng cường sự trao đổi chất của gan, làm cho khí và huyết thịnh vượng, thúc đẩy và điều chỉnh các chức năng của các cơ quan nội tạng và cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
3. Giữ ấm vùng rốn
Khi đi ngủ nên mặc áo dài hoặc đắp chăn mỏng lên bụng. Đối với trẻ thường xuyên giãy giụa, đạp chăn ra ngoài, mẹ cần chú ý đắp chăn lại cho con.
Ngoài ra không để quạt, điều hòa phả gió vào thẳng vùng bụng.
4. Đắp gừng làm ấm rốn
Để chữa cảm phong hàn, có thể dùng thuốc đắp vào rốn. Cắt gừng thành miếng, sau đó đắp miếng gừng lên rốn và dùng băng dính y tế cố định trong 10 phút mỗi ngày, có tác dụng loại bỏ cảm lạnh trong cơ thể, điều trị chứng tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, điều kinh.