Kỹ năng quản lý tiền bạc đến nay đã được công nhận là một kỹ năng rất quan trọng mà chúng ta nên dạy cho bọn trẻ lúc còn nhỏ. Thế nhưng hiện tại, hầu như các trường học từ mẫu giáo đến cấp 1, hay cấp 2, cấp 3 vẫn chưa thể dạy điều đó. Vậy, làm sao để nói với bọn trẻ về tiền bạc khi chúng còn quá nhỏ? Làm sao để rèn luyện kỹ năng quản lý tiền bạc trong tuổi ăn – tuổi chơi này?
|
Dạy trẻ về quản lý tiền bạc lúc nào? |
Không như việc
giúp trẻ học đạp xe đạp, hay làm bánh, hay gấp áo quần, nói chuyện với trẻ con về tiền bạc thường làm các bậc cha mẹ đau đầu. Thực tế, số liệu chỉ ra rằng các ông bố bà mẹ cảm thấy dễ trao đổi về vấn đề tình dục hay nghiện thuốc hơn là “chuyện tiền nong” này. Tại sao lại như vậy? Vì phần đông người lớn chúng ta không nghĩ rằng những đứa trẻ đủ khả năng và hiểu biết để tự quản lý được. Và hơn hết, chúng ta không đủ tin tưởng để bọn trẻ chi tiêu tiền bạc. Vậy mà oái ăm thay, nghiên cứu lại lần nữa chỉ ra rằng, cha mẹ là ảnh hưởng số một đến kỹ năng, hành vi quản lý tài chính của con cái sau này.
Dưới đây là 4 cách giúp bạn trao đổi với trẻ về vấn đề đau đầu này
Đền đáp tiếp nối
Thói quen “tiêu xài” quan trọng nhất có lẽ là biết cho đi. Hãy khuyến khích đứa trẻ “cho đi”, đóng góp - một khái niệm mà trẻ con có thể hiểu được ngay từ khi 4 tuổi. Trước hết, bạn nên nói với đứa trẻ tại sao tất cả chúng ta đều cần cho đi, và làm sao mà chỉ một vài đồng tiền lẻ lại có thể tạo nên những khác biệt lớn cho những ai đang cần. Sau đó, cùng giao ước: Cứ mỗi đồng tiền con của bạn tiết kiệm cho từ thiện, bạn cũng sẽ bỏ thêm vào 1 đồng. Cùng nhau tìm hiểu một tổ chức từ thiện hoặc quỹ cộng đồng uy tín, có thể dùng khoản tiền nhỏ cho những hoạt động ảnh hưởng tích cực. Hoặc đơn giản hơn: ủng hộ cho đội cứu hộ động vật địa phương, hoặc giúp ai đó trả tiền viện phí, thực hiện một dự án nhỏ tặng quà cho một ai đó.
|
Tặng quà là một cách dạy về bài học tiêu tiền tốt nhất cho trẻ! |
Hiệu ứng cánh bướm
Trong tất cả các kỹ năng quản lý tài chính mà bạn có thể dạy cho trẻ 4 – 5 tuổi, kỹ năng Trì hoãn Mong muốnlà kỹ năng quan trọng nhất. Đây là kỹ năng chính yếu mà kể cả người lớn cũng cần thực tập nhiều để tiêu xài thông minh, tiết kiệm hợp lý và đầu tư khôn ngoan hơn. Với những đứa trẻ, không có cách nhiệm màu nào hơn ngoài những bài tập rèn luyện sự kiên nhẫn theo phương pháp đơn giản: Hiệu ứng cánh bướm. Cần lên kế hoạch một chút, và sau đó phải chờ đợi khoảng 1 tháng để sâu hóa thành nhộng, rồi nhộng mới trở thành bướm.
|
Dạy con bài học tiết kiệm bằng hiệu ứng Cánh bướm |
Theo cách đó, bọn trẻ sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ đơn giản, như dọn đồ chơi của mình hay đặt các vật dụng cá nhân đúng chỗ, hoặc tự ăn uống hết phần ăn,…trong một khoảng thời gian nhất định. Cứ mỗi giai đoạn hoàn thành, bạn lại bỏ tiền thưởng vào lọ của bé để bé thấy được khoản tiết kiệm của mình đang lớn dần đều như những con nhộng sắp hóa thành bướm.
Đơn giản như cái bánh ngọt
Không có gì kích thích được những đứa trẻ (hoặc cả người lớn) học hành như món tráng miệng. Hoạt động này dạy cho những đứa trẻ từ 6 tuổi cách lên và thực thi ngân sách – một kỹ năng rất thiết thực cho cuộc sống sau này. Đầu tiên, đưa trẻ đến một tiệm bánh ngọt và xem giá của cái bánh em thích ăn. Bây giờ, thử thách là: Liệu bé có thể nướng một cái bánh như vậy với giá thấp hơn không?
|
Cùng con hoàn thành một hoạt động nào đó, như làm bánh để dạy bé cách tiêu tiền |
Đến tiệm tạp hóa khi đã chuẩn bị sẵn một công thức, liệt kê đầy đủ nguyên liệu và xem giá… từng nguyên liệu cần thiết cho món bánh ngọt sẽ làm. Nếu tổng cộng tính ra thấp hơn giá cái bánh lúc nãy, hãy bắt tay vào làm thôi! Nếu không, bé sẽ phải so sánh và tìm được cửa tiệm bán nguyên liệu rẻ hơn. Vì mục đích cuối cùng vẫn là, đề xuất và thực thi ngân sách như đã đề ra.
Đầu tư sinh lãi
Benkamin Franklin đã nói: “Một đồng xu được giữ lại thực ra đáng giá hơn 1 đồng xu kiếm được, nếu bạn cất giấu nó vào một tài khoản luôn sinh lãi”. Lãi suất kép là viên đá nền tảng của một tài chính cá nhân: Không chỉ số tiền đầu tư sinh lãi, mà bản thân lãi sinh thêm lãi.
|
Dạy trẻ biết khả năng sinh lãi của đồng tiền |
Trẻ con từ 7 tuổi sẽ hiểu được về lãi suất bằng cách đơn giản này. Đầu tiên, cho đứa trẻ 1 đồng. Mỗi ngày sau đó, theo lãi suất bạn cho thêm số tiền tương ứng kèm gốc. Như vậy, ngày thứ 2, bạn cho bé nhiều hơn 1 đồng, tổng cộng bé sẽ có nhiều hơn 2 đồng. Ngày thứ ba, bạn cho bé nhiều hơn 2 đồng. Cứ thế đến ngày 11 thì dừng lại, trừ phi bạn thực sự muốn phải trả nhiều hơn. Bằng cách này, từ 1 đồng tiền lẻ đã sinh ra được khoảng hơn 10 đồng nữa, nhờ lãi suất kép. Đây là cách dễ hình dung về sức mạnh của đồng tiền nhờ khả lãi suất kép.
Dạy con về tiền bạc luôn là đề tài khó, bekhoebengoan.net hy vọng những thông tin này sẽ giúp các ông bố bà mẹ có thêm nhiều tham khảo để dạy con đúng đắn, phù hợp hơn!