WHO nêu rõ, không phải ai cũng có thể được tiêm vắc xin – bao gồm: trẻ sơ sinh quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin, người lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và những người đang bị ốm nặng. Chính vì vậy, sự an toàn của họ hoàn toàn dựa vào cộng đồng, khi những người khác được tiêm vắc xin thì họ cũng được bảo vệ theo.
Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam cũng lên tiếng cảnh báo, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc tiêm chủng, và nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, thế giới có thể sẽ bùng phát thêm những dịch bệnh khác. Giờ đây là lúc để việc tiêm chủng hoạt động bình thường trở lại và đồng thời đảm bảo sự an toàn của các nhân viên y tế và các cha mẹ. Vắc xin chính là chìa khóa cho một tương lai khỏe mạnh hơn cho mọi trẻ em.
Để được bảo vệ đầy đủ, trẻ em cần phải được tiêm theo đúng lịch và đủ liều tất cả các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Lịch tiêm chủng quốc gia được xây dựng nhằm bảo vệ trẻ em, người dân và cộng đồng khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
Nếu trẻ bị lỡ lịch tiêm vắc xin do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hãy liên hệ với điểm tiêm chủng gần nhất để được hướng dẫn cho trẻ đi tiêm đủ liều - WHO nhấn mạnh.
Theo WHO, vắc xin bảo vệ chúng ta tránh khỏi các bệnh nguy hiểm bao gồm: Sởi; Rubella; Bại liệt; Ho gà; Bạch hầu; Uốn ván; Viêm gan B; Lao; Viêm màng não; Viêm não nhật bản; Viêm phổi; Cúm; Quai bị; Thủy đậu; Tiêu chảy do vi rút rota; Dại; Ung thư cổ tử cung; Tả; Thương hàn.
Vắc xin bảo vệ chúng ta suốt cuộc đời và tại từng độ tuổi khác nhau. Việc tiêm đúng lịch và đủ liều loại vắc xin mà bạn cần là vô cùng quan trọng. Đừng đợi đến khi bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như có dịch bệnh bùng phát. Bạn có thể sẽ không có đủ thời gian để được tiêm tất cả các liều vắc xin cần thiết giúp phòng tránh bệnh.
Vắc xin cứu sống và mang lại sự an toàn cho chúng ta dù ở bất kỳ độ tuổi nào! Chúng ta hãy cùng hành động để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi. Hãy đảm bảo bạn và gia đình được bảo vệ bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh.
Lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế):