Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng không gian.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học”.
Các cô giáo lớp mẫu giáo bé C1 trường mầm non Hoa Mai luôn học hỏi, tìm tòi những kiến thức về toán học để dạy các con một cách tốt nhất.
Trong giờ học toán ngày hôm nay các con được học đếm đến 3, nhận biết nhóm có số lượng bằng 3 - Qua bài học này -> Trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng và nhận biết 3 chấm tròn. Rèn trẻ kỹ năng đếm trên đối tượng trong phạm vi 3- Rèn cách xếp tương ứng 1-1 và xếp lần lượt từ trái qua phải. Rèn trẻ cách chơi trò chơi, Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ. Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
Sau đây là 1 số hình ảnh trong giờ học của cô và trẻ: