Chắc chắn nhiều em bé ở thành phố sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cây nêu cao vút xuất hiện trong những ngày Tết cổ truyền.
Đã từ lâu lắm rồi, khi đất nước còn nằm trong tay quỷ cai quản, Người chỉ làm công thuê mà thôi. Quỷ quản Người rất nghiêm ngặt và độc ác. Chúng áp dụng biện cho chúng phải ‘ăn ngọn cho gốc’ đến mỗi mùa vụ, người làm ra được bao nhiêu đến phải đến cúng nộp cho Quỷ. Khắp nơi toàn Người chết đói vì không còn lương thực.
Thấy cảnh khổ đau của Người, Phật đã giúp Người bằng cách chỉ bảo đến mùa sau, Người gieo khoai lang vun trồng, chớ có trồng lúa nữa. Mùa thu hoạch năm ấy, bao nhiêu củ khoai lang to tròn, tươi ngon đổ hết về nhà Người. Điều này khiến chúng vô cùng tức giận.
Sang đến mùa sau Quỷ ra yêu cầu mới là ‘ăn gốc cho ngọn’. Phật bảo Người lần này chuyển sang trồng lúa. Người được ăn cơm no, áo ấm vô cùng sung sướng, còn Quỷ thì tức điên lên quyết định lần tới sẽ ‘ăn cả gốc lẫn ngọn’.
Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và những điều không may mắn
Phật trao cho Người hạt giống ngô để trồng khắp nơi. Nhà nào của Người cũng đầy những đống ngô chất cao. Chính vì điều này nên Quỷ quyết tịch thu tất cả ruộng đất không cho Người làm thuê nữa.
Phật lại bảo Người nói chuyện với Qủy để mua lại một miếng đất chỉ bằng bóng một chiếc áo cà sa. Người sẽ treo chiếc áo cà sa lên ngọn cây tre, bóng áo che đến đâu thì đất của Người ở đó. Qủy nghĩ chẳng đáng là bao nên nhận lời.
Hai bên làm giao ước rằng: Trong bóng tre là đất của Người, ngoài bóng tre là đất của Quỷ. Nhưng Qủy không biết rằng, Phật đã hóa phép khiến cho cây tre cao mãi, cao mãi lên đến tận trời, bóng của áo cà sa đang che kín mặt đất, bóng áo đi đến đâu thì chúng phải biến khỏi nơi ấy và cuối cùng không còn đất ở nên phải ra biển Đông.
Tiếc vì mất đi hết đất đai, Qủy sai quân đến đánh nhau với Người chiếm lại đất. Chúng lấy hoa quả, trứng luộc, chuối, oản để tấn công Phật. Chúng ném ra bao nhiêu thì Phật sai Người nhặt lại làm lương thực, còn Người thì ném về phía Qủy lá dứa, vôi bột, tỏi và máu chó khiến chúng khiếp sợ bỏ chạy.
Tuy nhiên, vào ngày Tết Nguyên Đán là ngày Qủy quay trở lại để thăm đất liền nên Người có phải treo cây nêu gồm có khánh đất, bó lá dứa hoặc cành đa để Qủy sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột vào những ngày Tết để đuổi Quỷ.