Sự tích bánh chưng – bánh dày
Bánh chưng bánh dày là món ăn không thể thiếu ngày TếtVào đời vua Hùng thứ 6, vua cha có ý muốn truyền ngôi cho con. Ngày đầu năm mới, vua họp các hoàng tử và bảo: ‘Ai tìm được thức ăn ngon đề bày cỗ sao cho ý nghĩa thì vua sẽ truyền ngôi cho’.
Các hoàng tử tìm khắp nơi của ngon vật lạ dâng vua cha. Duy chỉ có hoàng tử Lang Liêu hiền lành, đạo đức, mẹ đã mất nên không có người hỗ trợ.
Một hôm, hoàng tử ngủ mơ thấy có vị tiên mách rằng: ‘Trong Trời Đất chẳng gì quý bằng gạo, vì gạo là nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông có ý nghĩa Trời và Đất. Hãy lấy lá xanh bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành ra con cái’.
Sau khi tỉnh giấc, hoàng tử vui mừng thực hiện theo, bánh vuông chàng gọi là bánh Chưng, bánh tròn gọi là bánh Dày.
Ngày hẹn đến, khắp nơi đều là sơn hào hải vị bày trên mâm. Nhìn cặp bánh đơn sơ của Lang Liêu, vua cha ngạc nhiên nếm thử, thấy bánh ngon và hỏi chuyện đã xúc động vì ý nghĩa của cặp bánh nên quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu, hoàng tử thứ 18.
Từ đó, vào ngày Tết, nhà nào cũng làm bánh chưng, bánh dày để cúng tổ tiên, trời đất.